2 Ảnh

9.2.13

Tết Nguyên Đán Phú Giáo Một Nét Riêng


Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" tính chất phát của người nông dân cày cấy ở Việt Nam...

Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

Với Giáo Xứ Phú Giáo nó còn mang một ý nghĩa thiêng liêng và sâu lắng hơn nhiều. Theo như tục lệ và truyền thống của các cụ, từ xa xưa những ngày cuối năm dù bận bịu đến đâu, công việc làm ăn dù có thành công hay thất bại, mọi người từ mọi nơi vẫn mong muốn được quây quần bên gia đình mình trong ngày cuối cùng của năm cũ và ngày khởi đầu của năm mới.

Theo thông lệ hằng năm, vào sáng sớm mùng một tết tất cả mọi người Phú Giáo sơ khai đều sum họp lại đọc kinh cầu nguyện, cầu xin Thiên Chúa và thánh Vicente quan thầy dìn dữ Phú Giáo luôn được bình an, xin cho mọi gia đình luôn được ấm no hạnh phúc. Sau những giờ cầu nguyện mọi người chúc tết nhau, tặng cho nhau những lời chúc tốt đẹp và may lành cho năm mới được may mắn. Một truyền thống rất tốt đẹp mà ít những nơi khác có được là sau khi cầu nguyện xong, mọi người xếp hàng lên Gian Thánh nơi đặt tượng Thánh Vicente quan thầy Phú Giáo bỏ vào thùng khuyên góp gọi là tiền “Mừng Tuổi Ông Thánh” mọi người lên bỏ tiền và thầm xin ơn riêng cho gia đình mình và những người mình yêu mến, dù ít hay nhiều nhưng chủ yếu là tấm lòng thành của mình,  số tiền này một phần để xây dựng Nhà Thờ, một phần để giúp đỡ những gia đình khó khăn trong làng, mặc dù kinh tế khó khăn vào những thời điểm ấy nhưng số tiền ủng hộ luôn nhiều hơn con số mong đợi. Sau giờ cầu nguyện mọi người ra về bên gia đình dùng bữa cơm đầu năm rồi đến đi chúc tết Cha Mẹ, Ông Bà, Chú Bác, Anh Chị Em ruột thịt, những người bạn thân quen và hàng xóm láng giềng. Kèm theo đó là những món quà tết ngon dở tùy theo mối quan hệ và thân thiết, lễ tết thường là Bánh Trưng hoặc Bánh Gai, Bánh Mật, và các loại bánh được tự tay làm bằng gạo, riêng Bố Mẹ , Ông Bà, những người già thì tùy theo nhu cầu cuộc sống mà lễ tết khác nhau. những đứa trẻ là vui mừng nhất, mỗi khi đến chúc tết nhà ai thì đều có tiền gọi là Mừng Tuổi mới, dù ít dù nhiều tiền Mừng Tuổi mang ý nghĩa may mắn đầu năm, trẻ con được quyền tiêu tùy ý mà không phải hỏi ý kiến Bố Mẹ.

Ngày nay những giá chị và truyền thống ấy vẫn được giữ lại nguyên vẹn và đặc sắc hơn. Khoảng hơn mười năm trở lại đây sáng mùng một tết luôn có Cha Xứ về dâng lễ những người tham dự thánh lễ sáng không đơn thuần là những người trong Giáo Xứ nữa mà mọi người rất nhiều nơi về đây tham dự thánh lễ truyền thống này vừa để cầu xin thánh Vicente ban cho gia đình, Cha Mẹ, Anh Chị Em luôn luôn được bình an mạnh khỏe gia đình hạnh phúc xum vầy. 
Tết Nguyên Đán Phú Giáo Một Nét Riêng
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Top