Từ ngôi nhà thờ cũ được xây dựng từ năm 1894 đã xuống cấp trầm trọng, mặc dù đã được tu sửa nhiều lần, năm 2003, được sự khuyến khích của Cha Giuse Nguyễn Quang Phục, hội đồng mục vụ Phú Giáo cùng giáo dân đồng lòng nhất chí thống nhất góp công của xây dựng lại ngôi thánh đường. Với mong muốn khát khao và lòng nhiệt thành, sự cộng tác và giúp đỡ của cộng đoàn Phú Giáo xa quê từ khắp mọi nơi, trong nước cũng như hải ngoại, đã góp sức chung tay xây dựng. Trải qua bao khó khăn về vật chất và tinh thần, ngôi thánh đường đã được hoàn thành vào ngày 08/12/2005, đã được Đức Cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Giáo Phận khi ấy về dự lễ tạ ơn cắt băng khánh thành trong niềm vui hân hoan của cộng đoàn Phú Giáo. Ngày 02/12/2006, Đức Cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Sang ban sắc chỉ nâng Phú Giáo lên hàng Giáo Xứ, do Cha Giuse Nguyễn Quang Phục quản nhiệm (2006-2007) và nay là Cha Đaminh Phạm Quang Trung. Được Cha Đaminh cổ võ nhiệt thành, Giáo Xứ đã xây dựng thêm được thêm được một số những công trình quan trọng và cần thiết như Đàng Thánh Giá chung quanh nhà thờ và nhất là ngôi nhà Giáo Lý mới khánh thành vào ngày 13/11/2012 vừa qua do Đức Cha Phêrô Giám Mục Giáo Phận chủ tế.
Nhìn lại quãng thời gian đã qua chúng ta thấy rằng, Phú Giáo đã phát triển không ngừng và mạnh mẽ thế nào. Từ một Giáo Họ nghèo, trình độ dân trí còn thấp, Phú Giáo đã vươn lên một cách mạnh mẽ cả về kinh tế và học thức. Không còn những ngôi nhà tranh, không còn cảnh gia đình thiếu ăn thiếu mặc, mức thu nhập bình quân cao, phần lớn thu nhập là nhờ vào đi làm ăn xa. Học thức và sự hiểu biết cũng được nâng lên đáng kể, các em đều cắp sách đến trường, ngày càng có nhiều em học đại học.Tuy nhiên nhìn về tổng thể tương lai lâu dài thì cần có một cái nhìn rộng hơn và xa hơn để Phú Giáo phát triển bền vững hơn.
Về Kinh Tế
Như đã nói ở trên, thu nhập của mọi người Trong cộng đoàn Giáo Xứ phần lớn là đi làm ăn xa quê, khắp mọi miền đất nước, chủ yếu là ở Miền Nam. Một số ít làm Ông Chủ và Doanh Nghiệp, còn lại là những nghành nghề tự do, buôn bán nhỏ lẻ không được bền vững, cùng với đó là những hệ lụy về môi trường sống, không khí ô nhiễm, rủi do tai nạn cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về sau. Thiết nghĩ có nên ngay từ hôm nay hãy nhìn nhận lại một cách khách quan tổng thể về lâu về dài, thay đổi môi trường làm việc, chọn những việc làm phù hợp với trình độ và sức khỏe của mình.
Để làm được những việc có mức thu nhập bình quân cao và phù hợp, có lẽ cần phải mất một thời gian khá dài, nhưng ngay từ hôm nay, trong năm mới này, có lẽ không phải là còn sớm nếu chúng ta nghĩ về điều đó, trước hết là để định hướng tương lai và thay đổi ý thức hệ dọn đường cho một cuộc đổi mới.
Về Văn Hóa Giáo Dục
Do phần lớn dân số Phú Giáo đang trong lứa tuổi lao động đi làm ăn xa, vì vậy số cộng đoàn còn lại trong Giáo Xứ phần còn lại ít ỏi là những Cụ Già và một số trung niên làm ăn buôn bán tại quê hương. Chính vì vậy, nền văn hóa và giáo dục phần nào đấy bị mai một và hệ lụy khôn lường về đạo đức và nhân cách.
Để có cái nhìn rõ nét về vấn đề này chúng ta cùng đặt ra một số câu hỏi.
Ai là những người đi làm ăn xa, phần lớn là lứa tuổi nào, nền văn hóa có ảnh hưởng ra sao đối với họ ?
Những người đi làm ăn xa là trung tầm tuổi 40 trở xuống, phần lớn là những thanh niên độ tuổi trung bình là khoảng 25 tuổi.
Vậy nền văn hóa ảnh hưởng tới họ ra sao ?. Chúng ta nói đến những người trung niên trước. Họ là những người đã có gia đình,90% đi ở nhà thuê, hầu như cả vợ chồng đều đi làm, con cái thì một số người để lại ở quê cho ông bà nuôi, một số thì cho con cái đi theo.
Nếu là cho con cái ở nhà với ông bà, để quản lý được con cháu trong xã hội có những sự thay đổi chóng mặt về nhân cách và đạo đức,những cạm bẫy cám dỗ, game bạo lực, vv.. là những thách thứ không nhỏ thậm chí là không thể kiểm soát.
N ếu là đi theo bố mẹ đi làm ăn. Hệ lụy của vấn đề này cũng không hề nhỏ, bố mẹ mải làm ăn cũng không có nhiều thời gian chăm lo cho con cái, cùng với đó là những trái ngược về nền văn hóa, rồi chuyện học hành của con cái, nếu là những đứa lớn, cạm bẫy còn khó lường hơn bởi cuộc sống thành thị xa hoa choáng ngợp đầy dẫy những tệ nạn mà họ không thể quản lý được con cái. Chưa kể đến việc một số gia đình không quan tâm đến giáo dục đức tin cho con cái mình, họ lo làm ăn không còn thời gian nghĩ đến việc dạy kinh sách cho con cái, không lo cho con cái đi học giáo lý hoặc qua loa cho xong. Văn hóa chào hỏi, kính trên nhừng dưới cũng không được trau rồi học hỏi, bởi chúng ít được tiếp xúc với người quen, ít được trò chuyện với người già , ông bà cô gì chú bác. Còn rất nhiều những vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét.
Nhửng Thanh Niên thì sao ?
Họ là những người cần được quan tâm và để cho chúng ta phải suy nghĩ nhất. Phần lớn là những người học hết lớp 9-10 họ gần như đi làm xa nhà một mình, không có sự quản lý dạy giỗ của gia đình. Từ những đứa trước giờ sống nhờ gia đình, nay đi làm ăn xa nhà, ở một mình hoặc vài đứa ở chung một phòng trọ, không bị gia đình quản lý lại làm có tiền bị bạn bè dủ dê ăn chơi “xì ke ma túy”, xa đọa là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên chưa có trường hợp nào đáng tiếc sảy ra. Nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng nên nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề giáo dục con cái là thanh niên trong Giáo Xứ để tránh những khi chuyện đã rồi.
Ảnh Hưởng Đến Văn Hóa Bản Địa.
Không thể phủ nhận những hiệu ứng tích cực của việc đi làm ăn xa, nó đã mang lại luồng gió mới cho những thay đổi lớn về tri thức và sự hiểu biết về mọi mặt trong cộng đoàn. Tuy nhiên một vấn đề hết sức quan ngại mà ta có thể nhận thấy rõ rệt nhất là “chủ nghĩa duy vật” đã lên ngôi thay vì “chủ nghĩa duy tâm” Hầu hết mọi việc sòng phẳng bằng tiền, nó không còn giữ được những nét sơ khai truyền thống của những người Phú Giáo xưa kia. Làm mọi việc là để cho nhau, làm vì lòng đạo đức và vì danh Chúa. Ngày nay người ta nghĩ đến cái danh của mình hơn, cái lợi ích của mình hơn. Người xưa làm mọi việc phải ngó trước nhìn sau, ngày nay người ta vi lợi ích của riêng mình mà bỏ qua tất cả những điều dị nghị và chê bai để đạt được mục đích của mình.
Thiết nghĩ mỗi người chúng ta cần nhìn nhận lại giá trị sống của mình, hãy sống tha thứ và bao dung hơn, tha thứ cho nhau nhiều hơn, đừng xét đoán nhau nhưng hãy xét đoán chính bản thân mình. Vì lòng yêu mến Chúa hãy cho nhau những lời yêu thương bởi không ai là người hoàn hảo. Nhưng trước hết những người già hãy làm gương và dạy bảo con cháu.
10 Năm qua có những điều cần phải suy nghĩ.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Hương trầm
Nhà thờ cũ |
Cắt băng khánh thành nhà Giáo Lý |
Đàng Thánh Giá chung quanh nhà thờ |