* VỊ TRÍ;
Giáo xứ phú Giáo tọa lạc tại thôn nhân phú, xã hùng dũng, huyện hưng hà, tỉnh thái bình, cách tòa tổng giám mục thái bình khoảng 30km về hướng đông bắc, phía bắc giáp xứ quỳnh lang, phía đông bắc giáp xứ phục lễ, phía đông nam giáp xứ mỹ đình, thành lập xứ vào ngày 02/12/2006 bổn mạng thánh "vinh sơn" số giáo dân khoảng 1.560, linh mục quản xứ, đaminh Phạm Quang Trung.
Qúa trình hình thành và phát triển
khoảng năm 1794 ba gia đình. họ nguyễn, họ phạm và họ vũ làm nghề thuyền chài ở giáo xứ quỳnh lang đến phú giáo lập nghiệp.
Năm 1894 ,đức cha simon wenceslao onate thuận-giám mục tông tòa địa phận trung-ký sắc chỉ thành lập giáo họ "vinh sơn" (phú giáo) thuộc xứ lai ổn, nhận thánh "vinh sơn" làm quan thầy, số giáo dân khoảng 300 người. năm 1894, họ khởi công xây dựng nhà thờ gỗ lim, mái ngói,với chiều dài 30m, chiều rộng 12m, và được hoàn thành năm 1899.
Năm 1901, giáo xứ quỳnh lang được tách ra từ giáo xứ Lai Ổn kể từ đây giáo họ"vinh sơn" thuộc về giáo xứ quỳnh lang và được đổi tên thành phú giáo.
Năm 1933,đức cha phêrô munagorri trung đã cắt ba họ thuộc xứ quỳnh lang là. mỹ đình,phú giáo và chấp trung để thành lập giáo xứ mỹ đình từ đây Phú Giáo là một họ giáo thuộc Mỹ Đình.
Năm 1940, giáo họ xây thêm một cây tháp cao 16m và nhà phòng 7 gian, dài 16m,rộng 10m,cao 6m, ngày 13/10/2003 đức cha phanxico xavie Nguyễn văn Sang, làm lễ đặt viên đá khởi công xây dựng ngôi thánh đường mới. ngày 08/12/2005, ngôi thánh đường mới dài 55m,rộng 18m, hai tháp cao 45m,tum cao 35m, được khánh thành. ngoài ra giáo họ còn xây thêm bốn tượng đài và đàng thánh giá xung quanh khuôn viên nhà thờ.
Ngày 02/12/2006,đức cha phanxico xavie Nguyễn Văn Sang ban sắc chỉ nâng phú giáo lên hàng giáo xứ.Giáo xứ Phú Giáo gồm có giáo Họ Bùi và giáo Họ Văn Quan. từ khi lên xứ, Phú Giáo được hai cha quản nhiệm là cha giuse Nguyễn Quang Phục (2006-2007) và nay là cha đaminh Phạm Quang Trung.
* TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Phú Giáo được tổ chức chặt chẽ và có các đoàn hội như, huynh đoàn giáo dân đaminh, ca đoàn, nghĩa binh thánh thể, hội gia trưởng, hội văn côi, hội đức mẹ vô nhiễm, hội têrêxa, hội trống, hội kèn đồng nam, hội kèn đồng nữ, hội trắc. các hội đoàn tích cực cộng tác với cha xứ và hội đồng mục vụ trong các hoạt động cùa giáo xứ.vì không có cha ở trực tiếp, nên việc tổ chức và xây dựng các hội đoàn gặp nhiều khó khăn. chính trong hoàn cành đó giáo dân phú giáo cần phải nỗ lực rất nhiều và tinh thần tự lập cao. tinh thần này ngày càng được phát huy và thể rõ nét nơi mỗi đoàn hội.