2 Ảnh

2.7.12

KHI NGƯỜI CÔNG GIÁO LY DỊ

KHI NGƯỜI CÔNG GIÁO LY DỊ 
Hỏi ; ?  
Nếu hai người đã thành hôn theo luật hôn nhân Công giáo, sau một thời gian chung sống, người vợ muốn ly dị, nhưng người chồng không chịu. Sau nhiều lần từ chối, người chồng đành phải nhượng bộ vì bị người vợ làm áp lực. Thưa cha, dĩ nhiên là người vợ có tội vì là người chủ xướng (first mover) trong việc phá vỡ Bí tích Hôn phối; nhưng phần người chồng có bị mắc tội hay không khi anh ta ‘bị ép’ ký tên vào đơn ly dị? Hoặc anh ta có tội hay không nếu anh ta không ký tên vào đơn mà để mặc cho người vợ tiến hành một mình? Nếu anh ta có tội thì xưng tội ấy thế nào và ăn năn tội ra sao?
Ngô An

Câu hỏi của anh thiếu vài chi tiết cụ thể nên chúng tôi không thể trả lời cách dứt khoát. Khi ông nói rằng bị ‘áp lực’, ‘bị ép’ ký tên vào đơn ly dị, chúng tôi muốn biết rõ ràng hơn: Áp lực hay sự bắt ép đó là gì? Nếu không chịu ký tên thì sẽ có những hậu quả (tâm lý, thể lý, pháp lý, v.v.) thế nào xảy đến cho người chồng? Còn nếu chịu ký thì sẽ lợi hại thế nào? Việc xác định một hành động thật sự là tội hay phúc, và tội hay phúc ở mức độ nào, là việc thẩm định luân lý rất tế nhị. Điều quan trọng là phải có đầy đủ những yếu tố liên hệ (moral circumstances).

Tuy nhiên, theo giáo lý Công giáo căn bản, một hành động được coi là tội khi và chỉ khi hội đủ 3 yếu tố : việc tội (Object); có ý thức, hiểu biết về việc tội (Awareness); và tự do lựa chọn (Free Will). Vậy, nếu người chồng quả thật bị đe dọa, ép buộc, thì anh không mắc tội, vì không có sự tự do. Tuy nhiên, nếu anh ta mau mắn ‘nhượng bộ’, hoặc trong thâm tâm cũng muốn ký giấy ly dị ấy, thì ít nhiều anh cũng mắc lỗi.

Người Công giáo ly dị thì phạm tội “nghịch luật Chúa” và lỗi luật đối với bổn phận.  Vì thế sẽ bị phạt ‘vạ cấm’ (GL 1332), nghĩa là bị từ chối cho lãnh nhận các bí tích (GL. 1331: 2). Do đó, sẽ không được xưng tội và rước lễ cho đến khi điều chỉnh tình trạng hôn nhân này bằng cách nào đó
(GL. 1358).
Lm. Đa Minh Trần Quốc Bảo, DCCT

KHI NGƯỜI CÔNG GIÁO LY DỊ
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 Reviews:

Đăng nhận xét

Hãy để lại nhận xét của bạn về bài này: Nếu không có tài khoản, hãy bấm vào: Nhận xét với tên --> Tên/URL --> Ghi tên và bấm tiếp tục.

Top