2 Ảnh

2.7.12

Hỏi về Tình yêu


Hỏi về Tình yêu 
Hỏi ; ?
Em và bạn em quen nhau nhưng bạn em là người lương nên bây giờ em ko biết làm thế nào để đến với nhau được mong được giải đáp giúp em em cảm ơn nhiều
Câu trả lời
Bạn Võ Thị Sen thân mến! Hai bạn quen nhau nhưng không biết có yêu nhau thật lòng không, nếu hai bạn yêu nhau thật lòng thi hãy trình bày với bố mẹ, nhưng có lẽ bố mẹ bạn sẽ đòi bạn trai của bạn phải theo đạo. Nếu bạn trai của bạn chấp nhận thì không có vấn đề gì. Nếu bạn trai của bạn không chấp nhận theo đạo thì rắc rối đây. Vậy tôi giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về “hôn nhân khác đạo” Trước hết chúng ta cần biết rằng Giáo Hội Công Giáo không ép buộc và không có quyền bắt ai phải theo đạo, kể cả trường hợp một người không Công Giáo muốn thành hôn với một tín hữu Công Giáo. NHỮNG LÝ DO ĐƯA ĐẾN SỰ THẬN TRỌNG Tuy nhiên, trong thực tế, ở Việt Nam và ở nước ngoài cha mẹ công giáo thường đặt điều kiện: người không Công Giáo phải theo đạo mới gả con cho. Lý do,vì tôn giáo là điều có liên hệ thực sự tới trọn cả cuộc sống con người và trong hôn nhân, hai vợ chồng cần chia sẻ cùng những xác tín căn bản như tín ngưỡng thì cuộc sống mới có thêm yếu tố được bền chặt. Thêm vào đó còn có vấn đề giáo dục con cái nữa. Chúng ta thử tưởng tượng một phụ nữ Công Giáo. Mỗi sáng Chúa Nhật nàng lủi thủi đi lễ một mình mình Hôn nhân khác đạo Trước hết chúng ta cần biết rằng Giáo Hội Công Giáo không ép buộc và không có quyền bắt ai phải theo đạo, kể cả trường hợp một người không Công Giáo muốn thành hôn với một tín hữu Công Giáo. Những lý do đưa đến sự thận trọng ”Tuy nhiên, trong thực tế, ở Việt Nam và ở nước ngoài, nhiều bậc cha mẹ và chính tín hữu Công Giáo thường đặt điều kiện: người không Công Giáo phải theo đạo thì mới gả concho hoặc mới chịu kết hôn. Lý do vì tôn giáo là điều có liên hệ thực sự tới trọn cả cuộc sống con người và trong hôn nhân, hai vợ chồng cần chia sẻ cùng những xác tín căn bản như tín ngưỡng thì cuộc sống mới có thêm yếu tố được bền chặt. Thêm vào đó còn có vấn đề giáo dục con cái nữa. Chúng ta thử tưởng tượng một phụ nữ Công Giáo lấy chồng không Công Giáo. Mỗi sáng Chúa Nhật nàng lủi thủi đi lễ một mình, hoặc ông chồng có tháp tùng vợ đi nhà thờ, thì chàng chẳng cảm thấy hứng thú gì. Rồi những đứa con sinh ra, thấy cha mình như thế, thì cũng có thể bị ảnh hưởng mà không sống đạo một cách tử tế. Ngoài ra, cũng có trường hợp: ví dụ người Công Giáo xác tín phá thai là một tội ác giết người, và vì thế chàng đòi buộc nàng phải phá thai. Hay trường hợp một người theo tôn giáo khác cho rằng hôn nhân không nhất thiết phải là một vợ một chồng, vì “đàn ông được năm thê bảy thiếp”, trong khi theo giáo lý Công Giáo, hôn nhân nhất thiết phải là “nhất phu nhất phụ”. Sự khác biệt tôn giáo với những sự kiện trên đây chỉ là tương đối, nhưng chúng có thể là nguồn gây nên căng thẳng trong cuộc sống về lâu về dài giữa hai vợ chồng và có thể làm cho hai người mất hạnh phúc hôn nhân. Đức tin là một kho tàng cần được bảo vệ Có một lý do hệ trọng khiến Giáo Hội và các bậc làm cha mẹ Công Giáo dè dặt đối với việc kết hôn của con em mình với người không Công Giáo, đó là vấn đề đức tin. Đức tin này có thể bị sa sút hoặc bị mất luôn trong trường hợp tín hữu Công Giáo thành hôn với một người khác đạo và dần dần trở nên xa rời cuộc sống đức tin của mình. Trong thời Cựu Ước, Kinh Thánh đã ngăn cấm dân Chúa không được kết hôn với người ngoại giáo. Sách Đệ Nhị Luật qui định: “Ngươi không được sui gia với dân ngoại, ngươi không được gả con gái ngươi cho con trai chúng và cưới con gái chúng cho con trai ngươi, vì nó sẽ dụ con trai ngươi không theo Ta, làm nó thờ những thần khác, và cơn thịnh nộ Giavê sẽ bừng trên ngươi và kíp tru diệt ngươi đi” (Đnl 7,3-4). Đối với tín hữu Công Giáo, đức tin là điều kiện tiên quyết để được cứu rỗi và đó là giá trị cao cả hơn hạnh phúc nói chung và hạnh phúc hôn nhân gia đình ở đời này nói riêng vì như Chúa Giêsu đã dạy: “Được lời cả thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì”. Chính vì lý do đó, Giáo Hội và nhiều bậc phụ huynh thường khuyên bảo các tín hữu và con em mình chỉ nên thành hôn với những người đồng đạo. Vì điều kiện này nên có những người vì muốn thành hôn với một tín hữu công giáo đã chấp nhận theo đạo Công Giáo. Tuy nhiên, Giáo Hội đã tỏ ra rất thận trọng trong những trường hợp “người theo đạo chỉ để lấy vợ hoặc lấy chồng” mà thôi, và khi đã đạt được mục tiêu rồi, họ gạt đạo sang một bên. Bởi vậy, Việt Nam ta có câu ca dao. “Con quỳ lạy Chúa Ba Ngôi, con cưới được vợ con thôi nhà thờ”. Ngược lại trong thực tế, cũng có những người, nhờ dịp thành hôn, họ đón nhận đạo công giáo như lý tưởng của cuộc đời và có khi còn nhiệt tâm hơn cả người vợ hay người chồng công giáo gốc. Chuẩn chước Nếu sau khi đã được trình bày đầy đủ về các lý lẽ trên đây mà hai người nhất định lấy nhau, đạo ai người nấy giữ, thì họ vẫn có thể xin giáo quyền chuẩn trước để được thành hôn với nhau. Giáo luật hiện hành của Công Giáo, trong khoản 1086, triệt 1 xác định rằng hôn nhân giữa một người đã chịu phép Rửa Tội và một người chưa được rửa tội bị coi như bất thành và vô hiệu lực. Tuy nhiên, bản quyền địa phương (Đức Giám Mục hay Cha Tổng Đại Diện) có quyền chuẩn chước cho hai người kết hôn, nếu có lý do chính đáng và nếu hội đủ những điều sau đây: - Thứ nhất là phía Công Giáo phải tuyên bố sẵn sàng loại bỏ tất cả những gì có nguy hại cho đức tin và họ phải thực sự cam đoan sẽ cố gắng hết sức để con cái sinh ra được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo (GL 1125,1). - Thứ hai là phía không Công Giáo cũng được thông báo kịp thời về những lời cam đoan ấy, để họ có ý thức về nghĩa vụ của người bạn đường công giáo của mình (GL 1125,2). - Điều kiện thứ ba là cả hai bên, Công Giáo cũng như không Công Giáo, cần phải được giáo huấn về mục đích và đặc tính thiết yếu của hôn nhân, đặc biệt là đặc tính là một vợ một chồng và bất khả phân ly của hôn nhân (GL 1125,3). Nói tóm lại, tuy hôn nhân khác đạo là điều có thể, nhưng đây cũng là điều hết sức tránh , vì những lý do đã nói trên đây. Sở dĩ Giáo Hội, hoặc các bậc phụ huynh hoặc chính người tín hữu Công Giáo thành hôn mong muốn phía không Công Giáo gia nhập Giáo Hội, đó cũng nhằm mưu hạnh phúc thực sự cho hai người trong cuộc sống hôn nhân cũng như cho con cái sau này, chứ không nhằm mục đích chiêu mộ tín đồ hoặc ép buộc lương tâm người khác. Trong trường hợp phía không Công Giáo nhất định muốn giữ đạo của mình và thể tránh cuộc hôn nhân đó được, thì ít nhất phía không Công Giáo phải tôn trọng những xác tín tôn giáo của phía Công Giáo, và phía tín hữu Công Giáo phải làm hết sức để bảo tồn đức tin của mình. Trong Tông Huấn Familliaris Consortio về “bổn phận của Gia Đình Kitô hữu trong thế giới ngày nay”, Đức Giáo Hoàng Groan Phaolô II khuyên những người Công Giáo kết hôn với người khác đạo phải cố gắng hết sức sống một đời sống đức tin gương mẫu ngay trong gia đình của mình, để làm chứng cho Chúa trước mặt người bạn đường của mình cũng như đối với con cái của mình (xem FC 78). Về điểm này, tấm gương nổi bật nhất là của thánh nữ Monica. Thánh nữ kết hôn với một người ngoại giáo. Nhưng qua cuộc sống gương mẫu và nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện, thánh nữ đã hoán cải được người chồng của mình và ông đã xin rửa tội trước khi qua đời. Ngoài ra, thánh Monica còn làm cho con của mình là Augustinô, sau thời kỳ hoang đàng, đã xin được rửa tội và sau này trở thành vị đại thánh tiến sĩ của Giáo Hội. Trước đó thánh Phêrô cũng đã khuyên những người vợ Công Giáo có chồng khác đạo, hãy ăn ở xứng đáng, để người chồng dù không tin lời giảng, nhưng vẫn có thể được lợi ích nhờ tấm gương của người vợ (xem Thư I Phêrô 3, 1-2)”. (xem giải đáp thắc mắc về luân lý 228- 232 của linh mục Agostino Nguyễn Văn Dụ).


nguồn"trungtammucvudcct"
Hỏi về Tình yêu
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 Reviews:

Đăng nhận xét

Hãy để lại nhận xét của bạn về bài này: Nếu không có tài khoản, hãy bấm vào: Nhận xét với tên --> Tên/URL --> Ghi tên và bấm tiếp tục.

Top